Mô tả món ăn trong menu là yếu tố quan trọng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về món ăn trước khi quyết định gọi. Ngoài hình ảnh hấp dẫn, những dòng mô tả chính là chìa khóa kích thích sự tò mò và khởi gợi các giác quan của thực khách. Việc viết mô tả không chỉ giúp quán ăn tăng tỷ lệ gọi món mà còn định hình thương hiệu và tạo sự khác biệt so với đối thủ. Một mô tả hữu ích, gây ấn tượng có thể khiến khách hàng nhớ đến và quay lại nhiều hơn.
Sau khi hiểu rõ lợi ích của mô tả món ăn trong menu, chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ qua phần này. Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn viết mô tả hấp dẫn ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm. 1- Viết đầy đủ nhưng ngắn gọn, dễ hiểuPhần mô tả món ăn cần cung cấp thông tin quan trọng như nguyên liệu, cách chế biến và đối tượng phù hợp (ăn chay, dị ứng,…). Càng đầy đủ, khách hàng càng dễ chọn món đúng với khẩu vị. Tuy nhiên, mô tả không nên quá dài, vì ít ai muốn đọc một đoạn văn dài dòng trước khi gọi món. Lý tưởng nhất, độ dài nên từ 140 - 260 ký tự, theo khảo sát, 62% khách hàng đồng ý với mức này. Ngoài ra, tránh dùng thuật ngữ chuyên ngành nhà hàng quá phức tạp. Hãy chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ đọc tương đương lớp 8 để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. 2- Thêm tên địa phương để tạo sự tin tưởngViệc đưa vào tên địa phương như Pizza Neapolitan, bò Kobe, nấm Shiitake giúp món ăn có giá trị hơn trong mắt khách hàng. 72% thực khách lựa chọn món dựa trên yếu tố chất lượng, và đây là cách nhanh nhất để thể hiện điều đó. Tuy nhiên, không nên gắn các tên gọi nổi tiếng nếu món ăn không thực sự liên quan. Ngày nay, khách hàng cũng đánh giá cao các sản phẩm địa phương. Ví dụ, thay vì chỉ ghi "bò nướng", bạn có thể viết "Bò gác bếp Tây Bắc" hay "Cá hồi Sapa" để tăng sự hấp dẫn. 3- Dùng tính từ kích thích vị giácKhách hàng chưa được nếm thử món ăn, vì vậy hãy giúp họ "cảm nhận" bằng lời! Sử dụng những tính từ mô tả giúp đánh thức vị giác: Ví dụ: Những từ như "mềm mại", "tan chảy", "đậm đà" khiến món ăn trở nên hấp dẫn hơn, kích thích khách hàng muốn thưởng thức ngay lập tức.
4- Tránh từ ngữ tiêu cực và giá tiềnMột số từ như “béo ngậy”, “ngọt lịm” có thể khiến khách hàng e ngại, đặc biệt là những người chú ý đến sức khỏe. Hãy chọn cách mô tả tinh tế hơn, như "hương vị hài hòa", "ngọt dịu" để tránh cảm giác tiêu cực. Ngoài ra, không nên đề cập đến giá tiền trong mô tả món ăn. Nếu khách hàng liên tục thấy các con số, họ có xu hướng cân nhắc nhiều hơn, thậm chí gọi món ít đi. Thể hiện giá tiền một cách tinh tế M23 ~size trung bình: 23,000 ; L30 ~ size lớn: 30.000
5- Kể câu chuyện về món ănKhách hàng không chỉ mua món ăn, họ còn mua câu chuyện đằng sau nó. Theo nghiên cứu, 55% người tiêu dùng sẵn sàng thử món mới nếu được kể một câu chuyện thú vị. Bạn có thể kể về: Tuy nhiên, câu chuyện cần phù hợp với phong cách thương hiệu. Nếu nhà hàng theo phong cách sang trọng, không nên kể những câu chuyện quá bình dân. 6- Đề xuất món ăn kèmTrung bình, khách hàng quyết định gọi món trong 90 giây. Vì vậy, bạn có thể tận dụng mô tả để gợi ý món ăn kèm, giúp tăng doanh thu. Ví dụ:
Liệt kê món ăn kèm để thực khách dễ dàng chọn lựa
7- Mô Tả Món Ăn Theo Từng Phong Cách Menua. Menu nhà hàng cao cấpNhà hàng sang trọng cần sử dụng ngôn từ trang nhã, tế nhiện. Nên nhấn mạnh vào nguyên liệu cao cấp, quy trình chế biến công phu và sự kết hợp hương vị tinh tế. Ví dụ: "Bít tết bò Wagyu nướng tới điểm, tạo độ mềm mại, kèm sốt nấm trắng thơm lặng." Menu nhà hàng cao cấp
b. Menu quán ăn bình dân, quán nhậuPhong cách này nên dùng ngôn từ gần gũi, dân dã, nhấn mạnh vào hương vị đậm đà và cách chế biến thống dụng. Ví dụ: "Lẩu thái chua cay, nước dùng đậm đà, hải sản tươi sống, thưởng thức cùng rau xanh và mì trứng dai ngon." Menu quán nhậu bình dân
c. Menu quán cà phê, trà sữaMô tả đồ uống trong quán cà phê và trà sữa nên hướng đến sự tươi mát, thơm ngon, kích thích vị giác. Ngoài ra, cần nhấn mạnh vào nguyên liệu tự nhiên, quy trình pha chế và sự kết hợp độc đáo giữa các hương vị. Ví dụ:
Menu quán cafe d. Menu quán ăn chayĐối với các món chay, mô tả cần tập trung vào sự thanh đạm, tươi ngon của nguyên liệu tự nhiên và lợi ích sức khỏe. Ví dụ:
Menu quán chay
e. Menu món ăn nhanh, đồ ăn vặtMô tả món ăn nhanh cần thể hiện sự hấp dẫn ngay lập tức, nhấn mạnh vào độ giòn, béo, đậm đà của món ăn để kích thích sự thèm ăn. Ví dụ: "Khoai tây chiên vàng ruộm, giòn rụm bên ngoài, bùi mềm bên trong, chấm kèm sốt phô mai béo ngậy." "Bánh tráng nướng giòn tan với lớp trứng gà béo thơm, thêm ruốc, hành phi và sốt bơ tỏi hấp dẫn." Menu món ăn nhanh cho KaraOke
Viết mô tả món ăn cho menu không chỉ đơn giản là liệt kê nguyên liệu mà còn là nghệ thuật kích thích giác quan và giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định. Một mô tả hay có thể tạo sự khác biệt lớn, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu của quán. Hãy áp dụng những nguyên tắc và ví dụ trong bài viết này để xây dựng một menu thật chuyên nghiệp, thu hút thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên!
|
Cách Viết Mô Tả Món Ăn Cho Menu Hấp Dẫn, Thu Hút Thực Khách